Ba Mô Hình Vận Hành Private Traffic System Hiệu Quả

Private Traffic (lưu lượng truy cập riêng) là lượng người dùng mà doanh nghiệp có toàn quyền kiểm soát và quản lý thông qua các kênh riêng, mà không phụ thuộc vào bên thứ ba.

Bằng cách xây dựng Private Traffic,thương hiệu Bosideng tại Trung Quốc đã tích lũy được hơn 12 triệu khách hàng trên Wechat của doanh nghiệp, và doanh thu GMV từ Private Traffic vượt qua một tỷ đồng; Baiguoyuan có 25,000 nhóm với hàng triệu thành viên, và GMV trực tuyến chiếm 20%... 

(Gross Merchandise Value - là tổng giá trị hàng hóa hoặc dịch vụ được bán thông qua một nền tảng trong một khoảng thời gian nhất định)

Ở Việt Nam, CNV Loyalty là một ví dụ thành công tiêu biểu về chiến lược Private Traffic System thông qua nền tảng Zalo. CNV đã triển khai Mini App trên Zalo để giúp doanh nghiệp tạo ra một hệ sinh thái khép kín, nơi khách hàng có thể thực hiện các giao dịch, tham gia chương trình khách hàng thân thiết, và nhận ưu đãi trực tiếp. Nhờ khả năng này, doanh nghiệp không chỉ tăng cường tương tác mà còn sở hữu và quản lý dữ liệu khách hàng một cách chủ động, tối ưu hoá chi phí remarketing và chăm sóc khách hàng.

Ví dụ, các đối tác như Elip Sport, Viva Star Coffee, và Chamy Gaby đã thành công trong việc ứng dụng Mini App để tăng tỷ lệ quay lại của khách hàng và tối ưu doanh số bán hàng. CNV cũng tích hợp các tính năng như gamification và affiliate marketing, giúp doanh nghiệp xây dựng cộng đồng người dùng trung thành và mở rộng mạng lưới đối tác tiếp thị.

Chiến lược Private Traffic System thông qua Zalo còn giúp các doanh nghiệp Việt chuyển đổi hiệu quả từ các mô hình tiếp thị truyền thống sang tự động hóa, với tỷ lệ chuyển đổi cao nhờ các kịch bản chăm sóc khách hàng thông minh trên nền tảng này.

Dự đoán Private Traffic sẽ tiếp tục bùng nổ tại Việt Nam trong vòng 1 - 3 năm tới, và các doanh nghiệp đã bắt đầu khám phá cách sử dụng Private Traffic để cải thiện thương hiệu và hiệu quả kinh doanh.

Private Traffic là chiến lược giúp doanh nghiệp kiểm soát và tối ưu hóa việc tương tác với khách hàng trên các kênh riêng. Trên thực tế, có ba mô hình vận hành Private Traffic phổ biến, mỗi mô hình mang lại lợi ích và phù hợp với từng giai đoạn phát triển hoặc mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

1. Mô Hình Thu Hoạch Lưu Lượng

  • Mục tiêu: Tăng cường thu hút khách hàng vào hệ sinh thái riêng của doanh nghiệp.
  • Đặc điểm:
    • Sử dụng các chiến dịch quảng cáo, khuyến mãi, và ưu đãi để kéo lưu lượng từ các kênh công cộng (Public Traffic) về kênh riêng (Private Traffic).
    • Các hoạt động như tổ chức minigame, hội thảo trực tuyến, hay cung cấp mã giảm giá độc quyền giúp thu hút khách hàng tham gia.
  • Phù hợp:
    • Doanh nghiệp mới xây dựng Private Traffic hoặc muốn nhanh chóng mở rộng tệp khách hàng.
  • Ví dụ:
    • Một thương hiệu F&B tạo chiến dịch "Đăng ký nhận voucher 100.000đ" qua Mini App trên Zalo, đồng thời thu thập dữ liệu khách hàng.

2. Mô Hình Hướng Tới Khách Hàng Tiềm Năng

  • Mục tiêu: Nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng và dẫn dắt họ vào hành trình mua sắm.
  • Đặc điểm:
    • Tập trung vào việc cung cấp nội dung hữu ích, tư vấn và tương tác cá nhân hóa để xây dựng lòng tin với khách hàng.
    • Sử dụng các công cụ như chatbot, Mini App, hoặc email marketing để duy trì tương tác.
  • Phù hợp:
    • Doanh nghiệp cần tối ưu chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng mua sắm.
  • Ví dụ:
    • Một trung tâm giáo dục tổ chức webinar miễn phí để thu hút khách hàng tiềm năng, sau đó sử dụng chatbot để gửi các khóa học phù hợp.

3. Mô Hình Vận Hành Người Dùng

  • Mục tiêu: Giữ chân và tối ưu hóa giá trị của khách hàng hiện tại.
  • Đặc điểm:
    • Xây dựng chương trình khách hàng thân thiết như tích điểm, nâng hạng thành viên, và cung cấp ưu đãi cá nhân hóa.
    • Phân tích dữ liệu hành vi mua sắm để cải thiện trải nghiệm khách hàng.
  • Phù hợp:
    • Doanh nghiệp đã có lượng khách hàng ổn định và muốn tăng tỷ lệ mua lại, giá trị đơn hàng trung bình.
  • Ví dụ:
    • Một siêu thị triển khai chương trình tích điểm thông qua Mini App, giúp khách hàng kiểm tra số điểm và đổi quà dễ dàng.

4. Vậy Doanh Nghiệp Nên Chọn Mô Hình Nào?

Mỗi mô hình sẽ có ưu điểm và khuyến điểm riêng. Doanh nghiệp có thể lựa chọn mô hình phù hợp phụ thuộc vào những yếu tố sau:

  1. Mục tiêu kinh doanh hiện tại: Doanh nghiệp đang cần thu hút khách hàng mới hay tối ưu giá trị từ khách hàng hiện tại?
  2. Quy mô và nguồn lực: Một doanh nghiệp mới có thể ưu tiên mô hình thu hoạch lưu lượng, trong khi doanh nghiệp lớn nên tập trung vào vận hành người dùng.
  3. Ngành hàng: Các ngành hàng khác nhau sẽ có cách vận dụng linh hoạt từng mô hình.


Doanh nghiệp có thể bắt đầu với Mô Hình Thu Hoạch Lưu Lượng, sau đó chuyển sang Hướng Tới Khách Hàng Tiềm Năng để nuôi dưỡng và cuối cùng là Vận Hành Người Dùng để giữ chân khách hàng lâu dài. Việc linh hoạt và kết hợp các mô hình này sẽ giúp tối ưu hóa Private Traffic, nâng cao doanh thu và tăng trưởng bền vững.

Chia sẻ:

Hơn 500+ doanh nghiệp đã sở hữu Loyalty App

Để xây dựng chương trình khách hàng trung thành, hiệu quả, tiết kiệm

phone mail zalo facebook
09 1111 6587