Khách hàng là cốt lõi của tất cả các lĩnh vực kinh doanh. Nếu muốn tồn tại và phát triển lâu dài, ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm thì việc xác định khách hàng tiềm năng cần phải tập trung làm tốt cho việc tiêu thụ sản phẩm. Để lên chiến lược kinh doanh hiệu quả, bạn cần phải hiểu được những nền tảng cơ bản về kiến thức như khách hàng tiềm năng là gì? Từ đó, Doanh nghiệp bạn mới có thể bán được sản phẩm, tăng doanh thu và giúp bạn nghiên cứu sâu hơn về khách hàng tiềm năng từ những thông tin trên.
Khách hàng tiềm năng là gì? Khách hàng tiềm năng là người thật sự cần sản phẩm. Muốn sở hữu sản phẩm đó và có khả năng về tài chính để quyết định mua hàng. Điều đó có nghĩa là không có khách hàng, chúng ta không thể kinh doanh. Điều này người làm kinh doanh ai cũng biết nhưng không phải ai cũng hiểu. Vì thế ngay lúc này chúng ta hãy cùng nghiên cứu khía cạnh quan trọng nhất trong bán hàng. Đó chính là tìm kiếm khách hàng.
Khi trên thị trường có hàng trăm ngàn thương hiệu cùng bán một sản phẩm việc làm thương hiệu của mình đáng nhớ và nổi bật hơn cả vô cùng quan trọng. Để đạt được điều này thì cần phải xây dựng một câu chuyện thương hiệu độc đáo.
Cách để có một câu chuyện thương hiệu thu hút
Cũng như câu chuyện thương hiệu hình ảnh chủ đạo là một trong những yếu tố làm thương hiệu trở nên nổi bật trên thị trường. Ví dụ như Coca Cola đã hoàn toàn thay đổi hình ảnh ông già nô-en từ mặc bộ quần áo màu xanh sang màu đỏ (màu tượng trưng của hãng) vào năm những năm 1930.
Cách để để truyền tải trọn vẹn thông điệp vào hình ảnh chủ đạo là gì:
Theo Vnetwork, tính đến năm 2021, Việt Nam có hơn 75 triệu người sử dụng Facebook, hơn 10 triệu người sử dụng Instagram và 45 triệu người sử dụng Youtube. Với những phương pháp truyền thông cũ (áp phích, tờ rơi, quảng cáo qua TV,…) việc có thể tiếp cận lượng khách hàng lớn và đúng đối tượng mục tiêu là rất khó khăn. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, việc tiếp cận tới 1 triệu khách hàng tiềm năng với chi phí hợp lý là việc hoàn toàn khả thi khi đã có các công cụ quảng cáo trên Mạng xã hội.
Facebook Ads là dịch vụ trả phí để được đăng các thông tin quảng cáo mình mong muốn. Facebook chứa đựng rất nhiều dữ liệu người dùng từ giới tính, tuổi tác, địa điểm đến cả sở thích của họ. Những dữ liệu này giúp các doanh nghiệp và nhà bán hàng dễ dàng tiếp cận được đúng đối tượng khách hàng mà họ đang hướng tới. Ví dụ, người dùng tìm kiếm mua laptop thì ngày hôm sau Facebook Ads sẽ tự động hiển thị quảng cáo tương ứng với nhu cầu cũng như sự quan tâm của người dùng đó.
Tương tự như Facebook, Instagram cũng cung cấp dịch vụ quảng cáo trả phí. Những bài đăng quảng cáo sẽ được xen giữa các bài đăng trên trang chủ hoặc giữa các story. Tuy nhiên Instagram được sử dụng phổ biến trong độ tuổi 18-24 nên sẽ phù hợp hơn với những sản phẩm nhắm tới đối tượng trẻ
Khác với Instagram và Facebook, Youtube Ads là quảng cáo dưới dạng video. Quảng cáo Youtube có ba dạng:
Quảng cáo Youtube thường phù hợp với các doanh nghiệp muốn truyền tải hình ảnh sản phẩm một cách đa chiều sinh động tới khách hàng tiềm nằng của mình hoặc muốn xây dựng câu chuyện thương hiệu qua hình ảnh.
Affilliate Marketing là gì? Affilliate Marketing là hình thức tiếp thị liên kết, mô hình Affilliate bao gồm nhà cung cấp và nhà phân phối. Trong trường hợp tiếp thị sản phẩm qua các clip review, nhà cung cấp chính là doanh nghiệp và những người review sản phẩm đóng vai trò là nhà phân phối.
Sự phát triển của nền tảng Tiktok – nơi cho phép người dùng đăng các clip với thời lượng ngắn đã giúp cho hình thức Affiliate Marketing dưới dạng review sản phẩm trên nền tảng này trở nên nở rộ hơn bao giờ hết . Rất nhiều clip review sản phẩm trên Tiktok đã đạt tới hàng triệu lượt xem. Điều này đã đủ chứng minh sức hút của hình thức Marketing này đối với khách hàng và độ hiệu quả của nó.
Sự phát triển của hình thức review sản phẩm có thể được lý giải bởi sự gần gũi giữa người quảng cáo và người mua hàng. Khi những hình thức marketing như chạy ads là những hình thức một chiều thiếu sự tương tác giữa khán giả và nhãn hàng, cũng như nhà quảng cáo, thì các clip review sản phẩm trên Tiktok cho phép khán giả tương tác và đưa ra quan điểm của mình. Hơn nữa, những người review sản phẩm trên Tiktok thường có lối sống cũng như mức thu nhập tương đồng với khán giả. Chính vì vậy, khán giả cũng dành một sự tín nhiệm nhất định cho họ.
SEO (Search engine optimization) hay còn được hiểu là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm là một quy trình hỗ trợ trang web tăng thứ hạng trên trang kết quả tìm kiếm.
Lợi ích của SEO:
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về cách thu hút khách hàng tiềm năng. Chúc bạn áp dụng thành công 5 cách trên vào mô hình kinh doanh Online của mình. Nếu có thắc mắc liên quan đến chủ đề trên, vui lòng liên hệ. Chúng tôi sẽ nhanh chóng phản hồi cho bạn.
Cập nhật thêm nhiều bài viết thú vị và bổ ích hơn cùng CNV Loyalty tại:
Tin tức & Blog về Loyalty
Facebook Loyalty App
Facebook Social Loyalty
Youtube CNV Loyalty
Doanh nghiệp bạn muốn SỞ HỮU LOYALTY APP hay TÍCH HỢP SOCIAL LOYALTY vào ZALO/FACEBOOK.
Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ giúp bạn cải thiện hoạt động chăm sóc khách hàng.