Loyalty brand, mối liên kết chặt chẽ giữa thương hiệu và khách hàng, nhờ có mối liên kết này mà quá trình đưa ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng được diễn ra nhanh chóng hơn, từ đó giúp cho doanh nghiệp nhanh chóng gia tăng doanh số, giá trị thương hiệu một cách dễ dàng hơn.
Từ đó chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng mà Loyalty Brand mang đến cho doanh nghiệp rất chi là lớn. Vì vậy mà trong bài viết này, CNV Loyalty sẽ giúp doanh nghiệp có được tư duy đúng chuẩn về thuật ngữ, lợi ích cũng như các bước xây dựng chúng hiệu quả nhất trong năm nay.
Giờ thì bắt đầu bài viết thôi nào!!!
Loyalty Brand là xu hướng của người tiêu dùng thích một thương hiệu hơn các thương hiệu khác bất kể mức giá mà thương hiệu ưa thích phải trả là bao nhiêu. Nói cách khác, khi một người tiêu dùng có tư duy, suy nghĩ và cảm xúc tích cực với một thương hiệu cụ thể hoặc sản phẩm/ dịch vụ đó, thì người tiêu dùng được cho là trung thành với một thương hiệu.
Lòng trung thành với thương hiệu của người tiêu dùng có thể nhìn thấy khi họ cam kết việc mua đi mua lại sản phẩm/dịch vụ của một thương hiệu cụ thể, ngay cả khi họ có nhiều thương hiệu khác để lựa chọn. Để xây dựng Loyalty brand đối với một sản phẩm thì các doanh nghiệp cần đầu tư rất nhiều ngân sách, thời gian và công sức vào các hoạt động nhằm đáp ứng được nhu cầu - mong muốn của thị trường bằng các sản phẩm và dịch vụ của mình.
Sự khác biệt lớn nhất giữa Loyalty brand và Customer Loyalty là lòng trung thành của khách hàng xoay quanh chi tiêu của khách hàng, và lòng trung thành thương hiệu là tất cả về cảm nhận của khách hàng. Lòng trung thành của khách hàng có thể được hình thành bằng cách có mức giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh hoặc các chương trình chiết khấu và phần thưởng tốt hơn.
Với lòng trung thành với thương hiệu, giá cả không phải là một yếu tố quan trọng - khách hàng cảm thấy rằng thương hiệu của bạn đáng tin cậy và có chất lượng cao so với tất cả các thương hiệu khác. Những khách hàng có lòng trung thành với thương hiệu có nhiều khả năng dùng thử các sản phẩm khác của cùng một thương hiệu, bất kể chúng đắt hơn hay không.
Mặc dù những khác biệt này là tinh tế, nhưng chúng có thể giúp mang lại lợi tức đầu tư (ROI) cao hơn nếu cả hai đều được xây dựng nhất quán theo thời gian.
Nhờ vào Loyalty brand mà thương hiệu sẽ có được một số lợi thế cạnh tranh đáng kể so với những người doanh nghiệp khác trên thị trường. Bên cạnh đó, những khách hàng đang trung thành với thương hiệu cũng sẽ là nguồn cơ sở vững chắc giúp doanh nghiệp có thể đạt được một số lợi ích về doanh số, giá trị thương hiệu và tiết kiệm chi phí Marketing.
Điển hình như:
Khi một người tiêu dùng quan tâm đến việc mua một sản phẩm cụ thể liên tục bất kể bất kỳ hoàn cảnh nào hoặc những thay đổi khác, thì nó thuộc phạm trù lòng trung thành với thương hiệu. Để điều này xảy ra, công ty phải duy trì chất lượng sản phẩm của mình. Ngày nay, người mua hàng không thỏa hiệp về tiêu chuẩn chất lượng ngay cả khi họ phải trả cao hơn một chút. Tổ chức cũng nên duy trì sự tập trung của mình bằng cách thường xuyên cung cấp các ưu đãi cho khách hàng để họ giữ được lòng trung thành của người mua.
Chúng tôi mong rằng bài viết này sẽ giúp Doanh nghiệp có thêm những kiến thức bổ ích về Loyalty brand cũng như các hoạt động khác về Loyalty. Nếu có bất cứ câu hỏi gì liên quan hãy để bình luận phía dưới bài viết "Loyalty Brand là gì? Tại sao chúng lại quan trọng với doanh nghiệp", chúng tôi sẽ phản hồi ngay lập tức.
Cập nhật thêm nhiều bài viết thú vị và bổ ích hơn cùng CNV Loyalty tại:
Tin tức & Blog về Loyalty
Facebook Loyalty App
Facebook Social Loyalty
Youtube CNV Loyalty
Doanh nghiệp bạn muốn SỞ HỮU LOYALTY APP hay TÍCH HỢP SOCIAL LOYALTY vào ZALO/FACEBOOK.
Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ giúp bạn cải thiện hoạt động chăm sóc khách hàng.