Bài viết này sẽ đưa ra những cách tìm kiếm khách hàng không chỉ dành cho doanh nghiệp mà còn giúp cho sales để dễ dàng trong việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
Như một quy trình bán hàng, việc tìm kiếm khách hàng cần phải tập trung và nỗ lực, khi đó tìm kiếm khách hàng mới hiệu quả, bạn sẽ không cần tốn thời gian với những leads không chất lượng và không phù hợp đối với sản phẩm/dịch vụ mà sẽ dễ dàng trong việc sở hữu những khách hàng tiềm năng.
Hãy cân nhắc đối tượng sẽ mua sản phẩm của bạn và tìm hiểu xem những khách hàng đó tìm đến sản phẩm/dịch vụ của bạn như thế nào, bằng cách nào,…
Đặt bản thân là khách hàng để hiểu được điều khách hàng cần là gì và cần tư vấn thế nào để đạt hiệu quả. Ghi lại tất cả những thông tin đó vì đây là nền tảng để bạn bắt đầu công việc tốt hơn.
Bạn nên tìm hiểu xem đối thủ cạnh tranh thường quảng cáo ở đâu, sử dụng cách thức tìm kiếm khách hàng và mối quan hệ như thế nào. Bên cạnh đó, học hỏi điều gì làm nên thành công của đối thủ để có thể áp dụng được vào mô hình kinh doanh của bạn, từ đó bạn sẽ có hướng nghiên cứu phù hợp và hiệu quả nhất.
Đừng đặt mình vào vị thế một người bán sản phẩm/dịch vụ mà hãy coi mình là một người giúp đỡ khách hàng giải quyết vấn đề của họ. Khi đó, việc có thêm những khách hàng mới sẽ dễ dàng hơn, thông qua lời giới thiệu từ các khách hàng đã hài lòng khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn.
Hãy trở thành nguồn tài nguyên đáng tin cậy cho khách hàng, đó là điều giữ chân khách hàng của bạn và biến họ trở thành một khách hàng trung thành.
Rất nhiều người (nhân viên) thường hay cập nhật và theo dõi ở Facebook, LinkedIn hay Zalo nhưng sử dụng kênh này như thế nào để hiệu quả và có thể tối ưu tệp khách hàng là một câu chuyện doanh nghiệp cần thêm thời gian, giải pháp.
Bên cạnh đó, khi đã tìm kiếm được khách hàng tiềm năng thì cách để khách hàng luôn nhớ đến thương hiệu của bạn chính là biến khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng trung thành của bạn.
Là nguồn duy nhất lưu trữ mọi thông tin, hoạt động/lịch sử mua hàng, những ưu đãi/voucher khách hàng đã nhận/đã sử dụng,… Điều này sẽ giúp doanh nghiệp quản lý được khách hàng đồng thời tránh gặp phải trường hợp xuất hiện nhiều nguồn thông tin gây rối loạn hệ thống quản lý.
Ngày nay, doanh nghiệp muốn thu hút khách hàng từ nhiều kênh khác nhau nên việc đưa ra giải pháp cung cấp sản phẩm/dịch vụ mọi lúc, mọi nơi và trên mọi thiết bị là vô cùng quan trọng. Nhờ sự kết nối đa kênh, doanh nghiệp cũng hiểu rõ hơn hành vi mua sắm của khách hàng để có sự tư vấn, hỗ trợ cũng như chăm sóc tốt nhất.
Việc sở hữu một App riêng giúp doanh nghiệp làm chủ cuộc chơi tốt hơn, giúp kết nối và tương tác với khách hàng nhanh chóng cũng như giúp khách hàng nhớ đến thương hiệu của bạn.
Hơn thế nữa, đa phần khách hàng hiện nay rất muốn đồng tiền họ bỏ ra mang lại được giá trị xứng đáng. Mức sống tăng cao cũng không đồng nghĩa với việc họ chấp nhận phung phí cho những mức giá trên trời của thương hiệu khi không được nhận về một trải nghiệm xứng đáng. Khách hàng sẽ sẵn sàng bỏ ra một mức giá cao hơn để có một trải nghiệm giá trị hơn, miễn là nó xứng đáng.
Các tìm kiếm khách hàng như thế nào vốn là điều vô cùng quan trọng, không chỉ ở những doanh nghiệp startup mà còn ở những doanh nghiệp lâu năm trên thị trường. Bài viết này hy vọng sẽ giúp doanh nghiệp có thêm những cách tìm kiếm khách hàng cũng như gợi ý đến doanh nghiệp một giải pháp chăm sóc cũng như kiến tạo khách hàng trung thành.
Doanh nghiệp bạn muốn SỞ HỮU LOYALTY APP hay TÍCH HỢP SOCIAL LOYALTY vào ZALO/FACEBOOK.
Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ giúp bạn cải thiện hoạt động chăm sóc khách hàng.