Hiện nay, Social Commerce, một thị trường trị giá 89,4 tỷ và sẽ tăng trưởng đến mức 604,5 tỷ đô la vào năm 2027. Đây chính là một mảnh đất đầy màu mở và đầy cơ hội đối với bất kỳ ai, dù bạn chỉ mới là một công ty Start-up hay chỉ đang có số vốn ít ỏi trong tay thì bạn vẵn có cơ hội để tiếp cận và cạnh tranh với những ông lớn trên thị trường.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau đi sâu vào tìm hiểu và phân tích kỹ hơn về Social Commerce, từ đó giúp Doanh nghiệp (DN) có thêm nhiều góc nhìn hơn về kinh doanh trong thời đại 4.0 hiện nay.
Social Commerce là quá trình Doanh nghiệp truyền thông và bán sản phẩm đến khách hàng tiềm năng của thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo và Instagram,... một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn bất kỳ loại hình thương mại khác trên thị trường hiện nay.
Với Social Commerce, toàn bộ trải nghiệm mua sắm, chăm sóc khách hàng - từ khám phá và nghiên cứu sản phẩm đến quá trình thanh toán đều được diễn ra ngay trên nền tảng truyền thông xã hội mà không phải thông qua bất kỳ một nền tảng trung gian nào khác.
Điểm khác nhau lớn nhất của Social Commerce so với E-commerce đó chính là khả năng vun đắp, xây dựng mối quan hệ giữa thương hiệu với người tiêu dùng, từ đó hỗ trợ doanh nghiệp gia tăng tỷ lệ chốt đơn, mang đến những trải nghiệm mua sắm thú vị trên mạng xã hội.
Trong phần này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý do khiến cho Social Loyalty trở thành một xu hướng tất yếu trong các mô hình kinh doanh hiện nay và Doanh nghiệp sẽ nhận được những lợi ích gì nhờ vào nó.
Việc mua sắm trên Social sẽ mang đến cho người dùng khả năng tương tác hai chiều đa dạng trên các nền tảng về E-commerce hiện nay.
Đơn cử, người tiêu dùng có thể dễ dàng nhờ người bán tư vấn về sản phẩm/dịch vụ của mình một cách chi tiết thông qua các hình thức như nhắn tin, video call hoặc xem thông tin chi tiết sản phẩm ngay trên Messenger hoặc Zalo OA của doanh nghiệp.
Không những vậy, nhờ vào các Fanpage bán hàng mà người tiêu dùng còn được cung cấp những thông tin bổ ích, tips hướng dẫn liên quan đến vấn đề hiện tại của họ. Tất cả sẽ cùng tạo nên một không gian độc đáo, những trải nghiệm khó quên mỗi khi mua sắm trên các nền tảng mạng xã hội.
Đối với các dịch vụ chăm sóc khách hàng truyền thống, Doanh nghiệp:
Kết quả, Doanh nghiệp phải tiêu tốn rất nhiều chi phí, nhân lực và cả thời gian vào một việc không mang lại quá nhiều giá trị cho người tiêu dùng. Nhưng nhờ vào Social Commerce mà doanh nghiệp có thể dễ dàng tích hợp thẻ tích điểm Online, xây dựng các hoạt động về khách hàng thân thiết và cả khả năng phân tích dữ liệu nhờ vào công nghệ AI.
Các nền tảng mạng xã hội còn cho phép Doanh nghiệp tương tác qua lại 2 chiều thông qua các tính năng như chat, thả react hoặc bình luận vào các bài viết. Từ đó, hỗ trợ doanh nghiệp tối đa trong việc cải thiện mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng.
Social Commerce, một sân chơi dành cho bất kỳ ai ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới. Chỉ cần bạn có một chiếc laptop hoặc Smartphone đã được kết nối internet là bạn đã có thể khởi sự một doanh nghiệp cho riêng mình. Nhưng các bạn phải trang bị đầy đủ cho mình những kiến thức về Marketing, sales và chăm sóc khách hàng. Mặc dù đây chỉ là Online nhưng tất cả mọi thứ đều được diễn ra như một công ty Offline.
Với dữ liệu trên doanh nghiệp có thể thấy rằng, hầu như không có bất kỳ rào cản nào ảnh hưởng đến việc Doanh nghiệp gia nhập hoặc sử dụng Social Commerce làm công cụ để phát triển sự nghiệp kinh doanh của mình cả.
Để có thể áp dựng Social Commerce vào mô hình kinh doanh hiện tại của mình, Doanh nghiệp chỉ cần làm theo những bước đơn giản dưới đây:
Hiện nay,
Có đến hơn 65 triệu người dân Việt Nam đang sử dụng mạng xã hội Zalo làm công cụ để giao lưu, trò chuyện và kết nối với bạn bè.
Facebook đã đạt đến con số gần 76 triệu người, chiếm hơn 70% dân số toàn quốc, tăng 31 triệu người dùng so với cùng kỳ năm trước.
Mỗi một mạng xã hội sẽ có những đặc điểm, điểm nổi bật khác nhau, chính vì vậy mà Doanh nghiệp cần lựa chọn cho mình đâu là nền tảng chính yếu mà mình cần phải tập trung phát triển trong giai đoạn đầu khởi sự kinh doanh, đâu là nền tảng sẽ được mở rộng sau khi Doanh nghiệp phát triển đến một mức độ nhất định.
Nếu như Doanh nghiệp có thể nguồn lực về mặt tài chính, nhân sự thì vẵn có thể cân nhắc triển khai cùng một lúc nhiều kênh.
Bước này Doanh nghiệp chỉ cần tạo cho mình một tài khoản trên mạng xã hội đã chọn ở bước 1. Tiếp đến thực hiện việc thiết lập một trang Doanh nghiệp có đầy đủ các thông tin dưới đây. Việc tạo dựng một trang Doanh nghiệp sẽ giúp bạn cung cấp đầy đủ những thông tin về sản phẩm/dịch vụ, kiến thức bổ ích,... Từ đó đạt được sự tin tưởng đến từ người tiêu dùng.
Nếu Doanh nghiệp còn chưa biết cách tạo tài khoản lẫn trang Doanh nghiệp thì có thể tham khảo hai bài viết dưới đây:
Chân dung khách hàng giúp Doanh nghiệp biết rõ và hiểu sâu hơn về các nhu cầu của khách hàng, từ đó đưa ra nội dung truyền thông thu hút họ nhất, đề xuất phương án thỏa mãn (thiết kết sản phẩm, dịch vụ) đúng vấn đề của họ.
Việc xác định chính xác chân dung khách hàng giúp tạo ra những chiến lược, tư liệu truyền thông và bán hàng phù hợp. Từ đó giúp:
Để vẽ được chân dung khách hàng, Doanh nghiệp có thể dùng rất nhiều phương pháp hay cách thức khác nhau, nhưng cách đơn giản và hiệu quả nhất là sử dụng mô hình 5W-1H gồm Who, Why, When, Where, What & How. Doanh nghiệp tìm ra được càng nhiều thông tin ở mỗi W-H thì Doanh nghiệp càng dễ dàng có được một bức tranh về khách hàng của mình chi tiết nhất có thể.
Nhờ vào bản chân dung khách hàng tiềm năng mà Doanh nghiệp có thể dễ dàng xây dựng cho mình một kế hoạch kinh doanh phù hợp và hiệu quả nhất. Có thể các bạn chưa biết nhưng, kế hoạch kinh doanh chính là kim chỉ nam điều hướng doanh nghiệp đi đúng đường, theo dõi được lộ trình phát triển trong hiện tại và tương lại.
Đây cúng chính là lý do vì sao các doanh nghiệp cần phải lập cho mình một bản kế hoạch kinh doanh thật chi tiết và cụ thể. Bạn cứ thử hình dung hoạt động tương lai của doanh nghiệp như một con đường mù mịt và không có ánh sáng, thì bản kế hoạch kinh doanh chính là thứ giúp bạn đi trên đúng con đường mình đã chọn.
Chúng ta đang kinh doanh trong một thời đại của chuyển đổi số, trong đó, công nghệ đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc cải tiến các quy trình, văn hoá và trải nghiệm khách hàng để theo kịp sự thay đổi thói quen của người tiêu dùng và phòng tránh một số rủi ro không đang có trong tương lai.
Việc ứng dụng công nghệ số Social Commerce sẽ giúp cho Doanh nghiệp đạt được những lợi ích như:
Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ cùng nhau đi vào tìm hiểu một số giải pháp công nghệ về Social Commerce đang được rất nhiều Doanh nghiệp tin dùng trên thị trường hiện nay.
Social Loyalty là một giải pháp chăm sóc khách hàng với mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp tối đa trong việc kiến tạo khách hàng trung thành trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook và Zalo. Không những vậy, đến nay đã và đang có hơn 500 doanh nghiệp trong và ngoài nước tin dùng giải pháp, giảm 33% chi phí Marketing, tăng 300% khách hàng quay trở lại doanh nghiệp và doanh số bán hàng tăng gấp 2 lần.
Để có thể đạt được những hiệu quả trên, CNV Loyalty đã tích hợp cả ba giải pháp độc quyền như:
Social Loyalty không đơn thuần chỉ là một công cụ mà còn là thứ vũ khí bí mật giúp Doanh nghiệp có thể đối đầu trực tiếp với bất kỳ ông lớn nào trong ngành nghề mà mình kinh doanh. Không những vậy, việc ứng dụng Social Loyalty và Social commerce vào mô hình kinh doanh chính là bước đầu tiên đưa Doanh nghiệp tiến gần hơn đến bức tranh hoàn hảo về chuyển đổi số.
Chúng tôi mong rằng bài viết này sẽ giúp Doanh nghiệp có thêm góc nhìn về "Social commerce". Nếu có bất cứ câu hỏi gì liên quan hãy để bình luận phía dưới bài viết "Social commerce", chúng tôi sẽ phản hồi ngay lập tức.
Cập nhật thêm nhiều bài viết thú vị và bổ ích hơn cùng CNV Loyalty tại:
Tin tức & Blog về Loyalty
Facebook Loyalty App
Facebook Social Loyalty
Youtube CNV Loyalty
Doanh nghiệp bạn muốn SỞ HỮU LOYALTY APP hay TÍCH HỢP SOCIAL LOYALTY vào ZALO/FACEBOOK.
Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ giúp bạn cải thiện hoạt động chăm sóc khách hàng.