Hiện nay, các Doanh nghiệp đang cạnh tranh gay gắt trong việc thu hút và giữ chân khách hàng. Phát hành thẻ khách hàng thân thiết là một cách giúp bạn khai thác thêm thị trường mới và duy trì lòng trung thành của người dùng. Tuy nhiên, chi phí mà Doanh nghiệp dùng để tiếp cận khách hàng tiềm năng cao gấp 5 lần so với chi phí chăm sóc khách hàng hiện tại.
Vậy, Cách sử dụng thẻ khách hàng thân thiết của Doanh nghiệp có thật sự mang lại giá trị thương hiệu và nguồn doanh thu ổn định hay không? Cùng CNV Loyalty tìm hiểu về 3 quy tắc sử dụng thẻ khách hàng hiệu quả mà có thể bạn chưa biết.
Thẻ khách hàng thân thiết (Loyalty card scheme) là công cụ mà Doanh nghiệp phát hành để người dùng có thể tích lũy điểm thành viên thông qua các hoạt động trong chương trình khách hàng thân thiết của Doanh nghiệp.
Ngày nay, việc sử dụng thẻ khách hàng thân thiết đang dần trở nên phổ biến trong ngành bán lẻ như: F&B, Spa, Auto, Fitness,... giúp xây dựng tệp khách hàng trung thành và duy trì hoạt động bền vững.
Bên cạnh những lợi ích đối với Doanh nghiệp, thẻ khách hàng thân thiết còn đem lại trải nghiệm mua sắm thú vị cho khách hàng. Người dùng sẽ được hưởng những ưu đãi, tích điểm và đổi quà bất kỳ sản phẩm/dịch vụ nào mà bạn cung cấp.
Quả thật, các chương trình ưu đãi, tích điểm mang đến giá trị 2 chiều cho cả Doanh nghiệp và khách hàng. Tuy nhiên, không phải Doanh nghiệp nào cũng biết cách sử dụng thẻ khách hàng thân thiết hiệu quả. Việc giảm giá có thể phá vỡ đi giá trị thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng. Các chương trình khuyến mãi có thể thu hút được nhiều đối tượng mới nhưng đó có thể không phải là khách hàng tiềm năng, người dùng chỉ chờ đợi đến những đợt giảm giá lớn dẫn đến giảm tỷ lệ mua hàng.
Cách sử dụng thẻ khách hàng thân thiết sao cho hiệu quả, là câu hỏi mà không ít Doanh nghiệp đặt ra trong bối cảnh xuất hiện quá nhiều các chính sách ưu đãi của đối thủ. CNV Loyalty sẽ gợi ý cho bạn 3 quy tắc cơ bản dưới đây, bạn nên cân nhắc chúng khi chạy các chương trình khuyến mãi nhé!
Đừng chỉ tập trung vào khai thác các nhóm đối tượng mới. Chiến lược dài hạn là cách mà bạn tiếp cận được khách hàng tiềm năng và biến họ trở thành khách hàng trung thành lâu dài của bạn. Việc phát triển một chiến lược dài hạn nên bắt đầu từ việc phân tích dữ liệu khách hàng thật chi tiết. Bạn phải phân khúc khách hàng, phân tích nhóm người dùng nào mang lại giá trị cao nhất. Từ đó, tập trung phát triển chương trình khách hàng thân thiết ở những nhóm đối tượng này. Thay vì giảm giá vào những đợt sale khiến khách hàng chờ đợi, hãy tích điểm cho khách sau mỗi lần mua sắm. Bạn mới có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng thành công và giữ nguồn doanh thu bền vững.
Ngoài ra, Doanh nghiệp của bạn nên có một quy trình bán hàng và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp. Những sự cố phát sinh trong quá trình mua/bán không được giải quyết kịp thời, khách hàng sẽ không quay lại mua sản phẩm/dịch vụ của bạn lần nữa đâu.
Bạn nghĩ sao nếu lòng trung thành của khách hàng được hồi đáp bằng những “đãi ngộ đặc quyền”? Đây được xem là hành động tri ân đến những khách hàng đã sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn. Khách hàng VIP sẽ cảm thấy bản thân mình thật đặc biệt và có xu hướng mang lại nhiều giá trị hơn cho Doanh nghiệp của bạn.
Một lần nữa, hãy tập trung vào việc phân tích dữ liệu khách hàng, bạn có thể tạo nên nhiều chương trình ưu đãi mang tính cá nhân hóa.
Số hóa cũng là cách sử dụng thẻ khách hàng thân thiết hiệu quả mà Doanh nghiệp nên áp dụng. Thay vì sử dụng phiếu tích điểm giấy/thẻ cứng gây bất tiện cho người dùng, giờ đây bạn có thể tích hợp chức năng tích điểm vào ứng dụng chăm sóc khách hàng chỉ trong một chiếc điện thoại. Các thông tin ứng dụng quản lý bán hàng và chăm sóc khách hàng có thể được tìm thấy ở Loyalty App, Social Loyalty,...
Ngoài 3 quy tắc cơ bản mà CNV Loyalty đã nêu cho bạn ở trên, thì chúng ta vẫn còn một số lưu ý trong cách sử dụng thẻ khách hàng thân thiết.
Tất nhiên rồi, lợi nhuận cuối cùng chính là mục tiêu quan trọng đối với tất cả Doanh nghiệp. Do đó, đừng cố phá giá để thu hút sự quan tâm của khách hàng. Trên thực tế, có rất nhiều Doanh nghiệp lớn như: Tiki, Coopmart, Big C,... thường xuyên áp dụng các chương trình ưu đãi, giảm giá sâu cho khách hàng nhưng vẫn duy trì được nguồn lợi nhuận ổn định. Vì vậy, khi bắt tay vào thực hiện một chương trình khách hàng thân thiết, hãy cân đối các số liệu nhằm đem lại nguồn thu nhưng vẫn tăng mức độ nhận diện thương hiệu.
Một ví dụ cụ thể nhất về thời điểm vàng áp dụng, đó là ứng dụng mua sắm trực tuyến Shopee. Thương hiệu này xây dựng các chiến dịch siêu sale theo từng tháng 10.10, 11.11, 12.12 và các đợt sale lớn giữa tháng. Thời điểm nổi bật cùng những con số dễ nhớ thúc đẩy quá trình bán hàng hiệu quả, tạo nên sự tăng trưởng và gia tăng tính kết nối giữa Doanh nghiệp với người tiêu dùng.
Mọi cách sử dụng thẻ khách hàng thân thiết đều nên có một ý nghĩa và mục đích cụ thể trong chương trình chăm sóc khách hàng. Một thông điệp hay, một ý nghĩa tích cực sẽ gây dựng nên sự thiện cảm về thương hiệu của bạn trong mắt người dùng.
CNV hy vọng bài viết này sẽ giúp Doanh nghiệp có thêm những lưu ý về "cách sử dụng thẻ khách hàng thân thiết". Nếu Quý khách có cần hỗ trợ thêm các thông tin cần thiết hãy để lại bình luận. Chúng tôi sẽ nhanh chóng phản hồi và giải đáp cho bạn.
Cập nhật thêm nhiều bài viết thú vị và bổ ích hơn cùng CNV Loyalty tại:
Doanh nghiệp bạn muốn SỞ HỮU LOYALTY APP hay TÍCH HỢP SOCIAL LOYALTY vào ZALO/FACEBOOK.
Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ giúp bạn cải thiện hoạt động chăm sóc khách hàng.