Quản lý sale là gì? Quy trình quản lý sale hiệu quả cho Doanh nghiệp

Quản lý sale là một thách thức đối với Doanh nghiệp vì đội ngũ bán hàng là một bộ phận quan trọng mang về nguồn doanh thu ổn định. Các Doanh nghiệp ngày này cần có cho mình một quy trình quản lý nhân viên bán hàng hiệu quả. Trong bài viết kỳ này, chúng ta sẽ tìm hiểu quản lý sale là gì cũng như cách xây dựng một quy trình quản lý tốt nhất.

Quản lý sale là gì?

Về khái niệm , quản lý sale được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau dựa vào góc độ tiếp cận. Tuy nhiên, có 2 góc tiếp cận chính là tiếp cận theo chức năng và tiếp cận theo tác nghiệp. 

Với góc độ tiếp cận chức năng, quản lý sale được định nghĩa là quá trình hoạch định chiến lược, phân tích, điều hành và kiểm soát mọi hoạt động bán hàng nhằm hướng đến mục tiêu được đặt ra ban đầu. Các mục tiêu này bao gồm:

  • Giảm chi tăng thu: gia tăng lợi nhuận và thị phần
  • Tăng khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp trên thị trường
  • Nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng
  • Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng

Với góc độ tiếp cận tác nghiệp, quản lý sale hay quản trị bán hàng được định nghĩa là quá trình công nghệ được hoạch định và triển khai trước khi bán một sản phẩm/dịch vụ. Nó bao gồm các hoạt động như:

  • Nghiên cứu và phân tích thị trường
  • Phân tích chân dung khách hàng
  • Dự báo sản lượng hàng hóa
  • Chiến lược thị trường mục tiêu và cách thức bán hàng
  • Các yếu tố hậu cần (theo dõi, đánh giá hiệu quả bán hàng và các dịch vụ khách hàng sau bán)

Mục tiêu của công tác quản lý sale là gì?

Như định nghĩa ở trên, chúng ta cũng biết công tác quản lý sale nhằm mục đích cuối cùng là xâm lấn thị trường mục tiêu nhằm đạt hiệu quả tối đa về doanh số và lợi nhuận. Có 2 mục tiêu trọng tâm mà Doanh nghiệp hướng đến:

Nhân sự

Mục tiêu của quản lý sale là làm sao để đào tạo được đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp. Để đạt được mục tiêu này, các nhà quản lý cần có những kỹ năng nhất định trong việc đánh giá nhân sự khi tuyển dụng, đào tạo và phân công và giám sát công việc cụ thể. 

>>> Đọc thêm: 3 cách quản lý nhân viên bán hàng cho Doanh nghiệp hiệu quả

Doanh thu và lợi nhuận

Để đạt được mục tiêu về doanh số và lợi nhuận thì các nhà quản lý sale cần phải biết được mục tiêu tổng về doanh số của bộ phận/tổ chức mình quản lý. Họ cần có những chiến thuật và chiến lược phù hợp để thúc đẩy quá trình bán hàng hiệu quả. Đây là mục tiêu quan trọng nhất của các nhà quản lý sale.

Quy trình quản lý sale trong Doanh nghiệp

Để đạt được mục tiêu về nhân sự và doanh số bán hàng trong kinh doanh, chúng ta cần một quy trình quản lý đội ngũ sale một cách hiệu quả. Quy trình đó bao gồm các bước dưới đây:

Xây dựng mục tiêu bán hàng

Xây dựng mục tiêu bán hàng là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng trong hoạt động quản lý sale. Bước này thường xoay quanh 3 vấn đề trọng tâm cần đạt được bao gồm: mục tiêu về doanh số bán hàng, thị phần cạnh tranh và lợi nhuận thu về. Những mục tiêu cần đạt ra phải có tính khả thi cao.

Hoạch định chiến lược bán hàng

Hoạch định chiến lược bán hàng là bước tiếp theo sau khi xác định được mục tiêu bán hàng cho đội ngũ sale. Ở bước này rất cần sự phối hợp nguồn lực của mọi người để tạo ra một chiến thuật khác biệt trên thị trường. Các chiến lược bán hàng được sử dụng phổ biến là: chiến lược bán hàng cá nhân, bán hàng theo nhóm khách hàng, bán hàng tư vấn,….

Bên cạnh đó, các nhà quản lý sale còn có thể sử dụng các chiến lược thương thảo hay bán hàng liên kết để phục vụ cho mục tiêu của mình. Tất cả cần phải phù hợp với năng lực của đội ngũ bán hàng cũng như ngân sách mà Doanh nghiệp đưa ra.

Xây dựng cấu trúc đội ngũ sale

Đây là bước quản lý và phân bổ đội ngũ sale dựa vào kỹ năng và kinh nghiệm của nhân viên. Tùy thuộc vào ngành hàng, loại hình kinh doanh cũng như địa điểm mà các nhà quản lý tổ chức cơ cấu bán hàng của mình sao cho phù hợp.

Đào tạo đội ngũ bán hàng

Đây là một trong hai mục tiêu của quản lý sale. Mục tiêu của các nhà quản lý là làm sao xây dựng được một đội ngũ sale giỏi, hiệu quả và thích ứng tốt với sự thay đổi của môi trường. Các nhà quản lý bán hàng cần có một chương trình tuyển dụng phù hợp, quá trình đào tạo chuyên nghiệp, phân công công việc cụ thể và khen thưởng kịp thời.

Theo dõi hiệu suất

Theo dõi hiệu suất bán hàng là hoạt động đánh giá xem chiến lược bán hàng của Doanh nghiệp đã phù hợp chưa, mức độ hài lòng của khách hàng đến đâu nhằm có sự thay thích ứng và thay đổi kế hoạch kịp thời.

Chăm sóc khách hàng

Nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng là cách giúp các nhà quản lý sale nhanh bán được sản phẩm và tăng nguồn doanh thu. Chăm sóc khách hàng giúp cải thiện mối quan hệ 2 chiều giữa khách hàng và Doanh nghiệp, củng cố lòng trung thành, nâng cao thị phần và phát triển Doanh nghiệp dài lâu. Trong thời đại công nghệ số, các Doanh nghiệp ngày nay đã xây dựng cho mình phần mềm chăm sóc khách hàng nhằm quản lý và chăm sóc khách hàng hiệu quả hơn. 

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng và thiết kế app chăm sóc khách hàng thì CNV Loyalty đã được hơn 500 Doanh nghiệp đồng hành và triển khai sử dụng với 3 giải pháp chính:

  1. Loyalty App - Platform tạo app chăm sóc khách hàng
  2. Social Loyalty - Tích hợp các tính năng chăm sóc khách hàng lên Facebook và Zalo OA
  3. Order Loyalty - Web Order tích hợp giải pháp Loyalty chuyên sâu

CNV mang đến cho bạn app chăm sóc khách hàng độc quyền với tên thương hiệu của bạn, cùng chi phí thấp, thời gian triển khai ngắn chỉ trong 14 ngày, luôn cập nhật các tính năng hiện đại nhất như: Tích điểm đổi quà, ưu đãi, đổi quà và thực hiện các chiến lược Loyalty Program hiệu quả.

Chúng tôi mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về quản lý sale. Nếu có bất cứ câu hỏi gì liên quan hãy để bình luận phía dưới bài viết. Chúng tôi sẽ phản hồi ngay lập tức.


Cập nhật thêm nhiều bài viết thú vị và bổ ích hơn cùng CNV Loyalty tại:
Tin tức & Blog về Loyalty
Facebook Loyalty App
Facebook Social Loyalty
Youtube CNV Loyalty

Chia sẻ:

Hơn 500+ doanh nghiệp đã sở hữu Loyalty App

Để xây dựng chương trình khách hàng trung thành, hiệu quả, tiết kiệm

phone mail zalo facebook
09 1111 6587