ZNS hiện là tiện ích chăm sóc khách hàng được nhiều tài khoản Zalo OA áp dụng. Đây là dịch vụ giúp Doanh nghiệp chăm sóc khách hàng qua Zalo. Hình thức này cũng tương tự như Zalo Ads khiến nhiều người nhầm lẫn giữa hai khái niệm.
Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn tin nhắn ZNS là gì cũng như sự khác biệt giữa ZNS và Zalo Ads.
Tin nhắn ZNS là tên viết tắt của Zalo Notification Service, dịch vụ gửi thông báo chăm sóc khách hàng qua API đến các tài khoản đang sử dụng Zalo. Tiện ích này này do các Doanh nghiệp sở hữu tài khoản Zalo OA (Zalo Official Account).
Tin nhắn ZNS hiện nay được chia thành 2 loại là ZNS Template và ZNS Follower.
ZNS có 2 loại là ZNS Template và ZNS Follower.
Chăm sóc khách hàng quan Zalo ZNS ngày nay là hình thức bắt đầu được nhiều tài khoản Zalo OA áp dụng. Vì những tiện ích mà mạng xã hội Zalo mang đến cho Doanh nghiệp. Theo thống kê, Zalo hiện nay đã trở thành mạng xã hội được yêu thích nhất Việt Nam với 64 triệu người dùng thường xuyên và 1,7 tỷ tin nhắn được gửi đi mỗi ngày. Mảnh đất màu mỡ là nơi tập trung khai thác các chiến dịch bán hàng đa kênh và chăm sóc khách hàng trên Zalo. Trong đó có chăm sóc khách hàng bằng tin nhắn ZNS.
>>> Xem thêm: ZNS follower -Giải pháp giao tiếp với khách hàng qua Zalo
>>> Xem thêm: Phân biệt Broadcast Zalo & Tin nhắn ZNS
Trước tiên hãy cùng tìm hiểu khái niệm về Zalo Ads. Zalo Ads là dịch vụ hỗ trợ Doanh nghiệp trong việc thiết lập quảng cáo của mình trên nền tảng Zalo:
Cả ZNS là Zalo Ads đều là tiện ích giúp gia tăng tương tác trao đổi thông tin giữa tài khoản Zalo OA và khách hàng. Tuy nhiên, ở mỗi dịch vụ đều có những sự khác nhau. Chúng ta cùng tìm hiểu ở phần này của bài viết.
ZNS triển khai các hình thức dịch vụ:
Đối với Zalo Ads, chúng ta có 6 hình thức quảng cáo trên nền tảng Zalo như: Quảng cáo form, Quảng cáo Website, Quảng cáo Zalo OA, Quảng cáo Bài viết, Quảng cáo Album - Bài hát – Video, Hiển thị bài PR, Quảng cáo sản phẩm, Quảng cáo Video.
ZNS có xu hướng tiếp cận đến các đối tượng khách hàng đã, đang và sẽ quan tâm đến Zalo OA. Vì ZNS sẽ gửi các thông báo giao dịch mua bán, thông tin khuyến mãi hay các sự kiện liên quan.
Zalo Ads nhắm đến tệp khách hàng rộng hơn trên mạng xã hội Zalo. Tệp khách hàng này phụ thuộc vào khách hàng mục tiêu của Doanh nghiệp. Các nhà quảng cáo sẽ thiết lập các thông tin liên quan đến nhân khẩu học, địa điểm, độ tuổi, thiết bị sử dụng, hành trình mua sắm của khách hàng,...
Chi phí ZNS phụ thuộc vào lượng tin nhắn tương tác giữa Doanh nghiệp và tài khoản khách hàng. Chi phí sẽ được tính sau khi gửi tin nhắn đến khách hàng.
Zalo Ads phụ thuộc vào lượt nhấn vào quảng cáo của khách hàng và cách đặt giá cho mỗi lượt nhấn. Thông thường chi phí 1 tin nhắn ZNS sẽ rẻ hơn rất nhiều so với 1 lượt nhấn vào Zalo Ads.
Dịch vụ tin nhắn ZNS được xét duyệt khắt khe hơn so với các quảng cáo trên Zalo. Tin nhắn ZNS sẽ được kiểm tra về nội dung gửi tin không được chứa các quảng cáo hay tin nhắn spam.
Đối với dịch vụ ZNS, Doanh nghiệp lớn phải đăng ký ứng dụng và truy xuất bảo mật. Các Doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể thông qua bên thứ 3 và nhờ họ cung cấp và triển khai dịch vụ.
Đối với dịch vụ Zalo Ads, bạn chỉ cần có tài khoản Zalo OA Doanh nghiệp là có thể thực hiện các chiến dịch chạy quảng cáo tương tự như Facebook, Google,...
Thông qua 5 sự khác biệt giữa ZNS và Zalo Ads, bạn có thể thấy những điểm nổi bật mà ZNS mang lại nhiều hơn so với các chiến dịch SMS marketing.
Nhờ vào việc gửi tin nhắn hàng loạt trên Zalo mà ZNS có thể tiếp cận tối đa đến các đối tượng khách hàng. Chú ý rằng chúng ta phải có số điện thoại của khách hàng mục tiêu. ZNS cho phép bạn thông báo các chương trình khuyến mãi, quà tặng, hạng thành viên, các sự kiện,... giúp giữ chân và củng cố tệp khách hàng trung thành.
Không giống như các loại hình SMS không dấu, Zalo Notification Service còn cho phép Doanh nghiệp tạo các nội dung ấn tượng hơn như định dạng bảng, hình ảnh mô tả, nút CTA,... nhằm tối ưu tỷ lệ chuyển đổi khách hàng. Đây là điểm nổi bật nhất thu hút người dùng dịch vụ đến từ Zalo.
Tất nhiên Doanh nghiệp có thể theo dõi số lượng tin nhắn được gửi đi thành công, khả năng tương tác qua nút CTA. Ngoài ra, Doanh nghiệp còn có thể kiểm soát kết quả thông qua báo cáo từ hệ thống ZNS. Kết quả thành công hay thất bại sẽ giúp chúng ta có đo lường được tính hiệu quả của các chiến dịch marketing.
Để tiếp cận đến nhiều người dùng, các chiến dịch SMS marketing và cả Zalo Ads đều tiêu tốn rất nhiều ngân sách. ZNS tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều chỉ từ 100đ cho một tin nhắn được gửi đi thành công. Đây cũng chính là điểm cộng lớn nhất để Zalo Notification Service trở nên phổ biến trên thị trường.
Nhận thấy được tầm quan trọng của việc chăm sóc khách hàng thông qua ZNS. CNV Loyalty đã tích hợp thành công tính năng gửi tin nhắn Zalo ZNS vào tài khoản Zalo OA của Doanh nghiệp cùng với giải pháp chăm sóc khách hàng mang tên Social Loyalty.
Social Loyalty - Giải pháp triển khai Loyalty không chỉ trên Zalo mà còn dành cho đa kênh mạng xã hội như Facebook, Zalo, Tiktok … Với bộ 3 tính năng Loyalty - Social Commerce - Automation Marketing và dịch vụ ZNS sẽ giúp Doanh nghiệp nâng cao trải nghiệm mua sắm, chăm sóc khách hàng hiệu quả và mang lại nguồn doanh thu bền vững.
CNV Loyalty cũng là một đơn vị chuyên nghiệp về thiết kế app hàng đầu tại Việt Nam với 3sản phẩm chính là:
Tính đến nay, CNV Loyalty đã có hơn 500 Doanh nghiệp tin tưởng và đồng hành. Đây là minh chứng rõ ràng nhất cho tính hiệu quả mà Social Loyalty mang đến cho thị trường Việt Nam.
Chúng tôi mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được tin nhắn ZNS là gì cũng như sự khác biệt giữa ZNS và Zalo Ads. Nếu có bất cứ câu hỏi gì liên quan hãy để bình luận phía dưới bài viết. Chúng tôi sẽ phản hồi ngay lập tức.
Cập nhật thêm nhiều bài viết thú vị và bổ ích hơn cùng CNV Loyalty tại:
Tin tức & Blog về Loyalty
Facebook Loyalty App
Facebook Social Loyalty
Youtube CNV Loyalty
Doanh nghiệp bạn muốn SỞ HỮU LOYALTY APP hay TÍCH HỢP SOCIAL LOYALTY vào ZALO/FACEBOOK.
Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ giúp bạn cải thiện hoạt động chăm sóc khách hàng.